Một chàng trai giỏi võ, một anh du kích bảo vệ một góc núi của khu du lịch Bửu Long - Đồng Nai vô tình chạm ngõ nghệ thuật khi lần đầu tiên năm 1995 chứng kiến đoàn phim Hồng hải tặc tới đây quay phim gần một tháng trời.

    Lần đầu tiên được gặp Lý Hùng, được chứng kiến tài tử Quan Kế Huy, bạn của Thành Long là chỉ đạo võ thuật Trần Hùng Tinh (Người đài Loan) đánh võ trên phim trường. Cũng tại đây, Hiếu mê nhất là lực lượng cascadeur rất tinh nhuệ, đầy đủ các gương mặt võ thuật đặc sắc từ nhiều môn phái đã làm anh mê mẫn, bởi Hiếu cũng từng là võ sinh từ năm 8 tuổi với các môn phái cổ truyền và Taekwondo.

    Sự mở tầm mắt trong phim trường ngày ấy, đã khiến Hồ Hiếu có một quyết định rất "điên rồ" là mỗi ngày đạp xe đạp cũ kỷ từ Bửu Long lên trung tâm thể dục Tao Đàn Quận 1 để gia nhập "binh đoàn" Cascadeur theo lời động viên của đàn anh Đinh Hoài Phong Vũ vốn là tuyển thủ tứ đẳng Taekwondo.

    Hồ Hiếu thuở mới vào nghề Cascadeur

    Từ võ thực chiến cho đến võ thuật trong phim ảnh với Hiếu là một sự khác biệt hoàn toàn, bởi giữa các thế đánh "rất giả" cho có hiệu quả thật trên khung hình là một quá trình dài gần 3 năm trời Hồ Hiếu phải học hỏi.

    Lần đầu vào phim với những pha rợn người

    Nhớ nhất lần đầu Hiếu đóng trong bộ phim Người Thừa của Pháp. Hiếu được thế  vai anh chàng vai chính trong pha nguy hiểm từ trên cao 6 mét bị quăng vào đống lửa. Lần đầu được đi máy bay, lần đầu được cả đoàn phim hàng trăm con người chú ý vào mình thực hiện pha nguy hiểm này, Hiếu như người đi trên mây, cảm giác luôn cứ bềnh bồng và cũng chưa biết mình sẽ như thế nào sau pha diễn này.

    Đó là cảm giác trong những giây phút... ảo giác, nhưng khi đứng trước hiện trường thực tế, bản lỉnh của một cascadeur thực thụ buộc Hồ Hiếu phải... tỉnh táo, bản lỉnh. Điều quan trọng là Hiếu luôn có sự trợ giúp của các anh em cascdeur đã giúp Hiếu để hoàn thành vai diễn một cách xuất sắc này. Sau pha diễn Hồ Hiếu như một người hùng, nhận số tiền casxe 2 ngàn đô lần đầu tiên trong đời cứ như một ước mơ to lớn trong đời, giúp Hiếu trang trải rất nhiều trong cuộc sống thời bấy giờ.

    Đến pha diễn lần hai khi thế vai Quyền Linh bay xe cào cào qua cổng hàng rào cao gần 2 mét rưỡi trong mẫu quảng cáo xe Yamaha. 5 chiếc gắn máy màu đỏ đã hiện diện ở hiện trường để Hồ Hiếu thực hiện cú bay xe hy hữu với tốc độ gần 100 km /1 giờ.

    Đây là cảnh quay cực kỳ nguy hiểm vì tình trạng bảo hiểm lúc đó còn rất sơ sài và kỷ thuật bay xe của Hiếu chỉ là con số 0 to đùng. Chỉ dựa vào bản lỉnh, dựa vào vài trăm thùng giấy lót dài trên con đường đáp xe.

    Lần đó ở hiện trường có daanh hài Hoài Linh, Minh Nhí và ngay cả đạo diễn Lê Bảo Trung liên tục ra vào để chuẩn bị cho cảnh quay này. Lần một, Hiếu bay trên một bục ngắn để thử khung hình cho quay phim thì chiếc xe đã cắm đầu xuống đất, may mắn Hiếu đã phản xạ nhanh nhạy lách người té ngã một cách điệu nghệ và lần đó cả đoàn phim đã sững sốt khi biết đây là pha bay xe đầu tiên trong đời của Hiếu.

    Hỏi anh vì sao có sự liều lỉnh này? Hiếu cười :" Trước đó em đã có nhiều nghiên cứu từ các bậc chơi xe điệu nghệ. Sau nhiều lần truyền tải kinh nghiệm, người đàn anh có câu khuyên rất chân thành: :" Nếu không cần thiết thì không nên chơi trò mạo hiểm này, nhưng nếu lòng đam mê không tắt thì chỉ còn biết chúc Hiếu nhiều may mắn thôi...".

    Pham mạo hiểm của Hồ Hiếu trong bộ phim Người thừa của Pháp

    Xuất ngoại với tinh thần... quả cảm

    Hơn 20 năm trong nghề đùa với tử thần có lẻ ấn tượng nhất là khi Hồ Hiếu được tháp tùng cùng anh em xuất ngoại để thử tài với đoàn phim Ấn trên phim trường Bolywood. Hiếu kể: " Cảnh tập buổi sáng, cascadeur Bùi Minh Ân do quá sung trong thế kẹp cổ làm bạn diễn mất đà, Ân té xuống bị bong vai và trật khớp tay. Buổi trưa Minh Chiến "liều mạng" thực hiện cú xoắn người trên không rồi rơi vào kính xe. Thay vì người đập vào kính, thì lần đó đầu của Chiến lại đáp vào kính xe hơi bể tan nát trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

    Chiến vào bệnh viện cấp cứu với 8 mũi may trên đỉnh đầu. Tiếp đến Hồ Hiếu và cascdeur Tuấn Voi phải tung mình vào 2 tấm kính to đùng trong một ngôi nhà trong sân bay ở Malaisia. Cảnh quay này là kính thật 100% vì phim trường Ấn không quen xài kính đường như Hồng Kong, Trung Quốc.

    Tất cả sự thành công ngoại sự mạo hiểm còn đỏi hỏi sự chính xác của người bấm kíp nổ. Lần đó, tâm lý phải nói là cực kỳ áp lực, bởi hai tai nạn của hai cascadeur trong ngày ít nhiều gây hoang mang cho Hiếu và cả đoàn phim. lần đó, niềm kiêu hảnh của một cascdeur thực thụ không cho Hiếu và Tuấn Voi được phép... sai lầm!

    Cả phim trường rơi vào sự im lặng đến đáng sợ vì hồi hộp. Lệnh đạo diễn vang lên như xé cả không gian: Camera... action! Hiếu và Tuấn Voi cả hai như dũng tướng, cùng hét to và bay thẳng vào tấm kính lạnh lùng. Tiếng nổ vang lên: Rầm! hai bóng đen và hàng ngàn mãnh kính vụn bể nát như bắn tung cả không gian tỉnh lặng. Cả hai đổ gục trên đống thùng giấy và khi tiếng đạo diễn vang lên: Goodtex là cả hiện trường vang lên tiếng reo hò như phá vỡ một không gian đáng sợ.

    Tiếng cười và có cả tiếng khóc nghẹn khi nước mắt lăn dài trên má của một vài thành viên vì sự mừng vui không tả được. Sự kiêu hùng và hảnh diện như đền đáp cho sự cống hiến phi thường của Hồ Hiếu và Tuấn Voi.

    Những vai diễn đáng nhớ

    Nếu trong phim Nghiệt oan của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, Hồ Hiếu được vào vai sát thủ cứ như một sở trường hành động thì trong bộ phim Thạch Sanh khi đạo diễn Hải Âu giao Hồ Hiếu vai diễn Vua Hùng được xem như một sự mạo hiểm vô cùng thú vị. Với Hiếu mỗi vai diễn như một khám phá mới của bản thân mình, đâu là giới hạn để sự đam mê được chấp cánh bay xa.

    Đường link Cuộc trò chuyện với Cascadeur Hồ Hiếu qua Ký sự ĐỜI MÀ do Hogiatrang.Media thực hiện

    Nhớ nhất là lần vào vai cảnh sát chìm trong bộ phim ngắn: Thiên cơ bất khả lộ của đạo diễn Phạm Trung Hiếu. Lần đó, Hồ Hiếu được song đấu những cảnh đánh nhau kiểu" long trời đất lỡ" cùng Peter Phạm một diễn viên, đạo diễn hành động tên tuổi từ Mỹ về hợp tác với anh trong mùa dịch covid.

    Phải nói là hàng trăm thứ khó được áp đặt lên dự án này. Nhưng sự mạo hiểm, phiêu lưu trong điều kiện vô cùng gian khổ đã hun đún tinh thần anh em bằng sự quả cảm phi thường. Hồ Hiếu tâm sự: " Thời cao điểm của dịch covid, việc đi lại, ăn uống đã vô cùng khó khăn, vậy mà không hiểu sao anh em vẫn chơi hết mình. Điều động, cầu cứu hàng chục xe chuyên dụng để quay, dường như khi rơi vào cảnh khó, tinh thần của anh em càng kiên cường. Phim đã ra mắt trong một niềm vui vô bờ bến của hàng trăm anh em cacsdeur thực thụ.

    Với Hiếu, việc làm nghề cascadeur ngày này không chỉ để kiếm sống hay thoả mãn niềm đam mê, mà qua năm tháng, sự tích luỹ từ nghề nguy hiểm này còn vun đắp cho mình những mối quan hệ tốt đẹp, những dự án mới đầy thú vị. Nghề Cascadeur tuy không đủ đầy, dư dã như bao đồng nghiệp, nhưng với anh, nghề Casdeur như đã thấm vào com tim chân thành không đòi hỏi mà lúc nào cũng hun đúc sự quả cảm của một người chiến binh.

    Dưới đây là đường link tâm tình của Cascdeut Hồ Hiếu trong chuyên mục KÝ SỰ ĐỜI MÀ do Hồ Gia Trang Media thực hiện

    Hồ Hiếu cùng anh em Cascadeur trên phim trường Bolywood

    Phạm Lữ