Là những người chuyên ẩn mặt sau ống kính, nhưng cũng thuộc thành phần khá quan trọng trong các phim, mỗi khi nhắc đến tin lương của Cascadeur thì có khá nhiều điều tế nhị và thú vị.

    Xuất hiện từ những năm thập niên 90, thoạt đầu họ đến với nghề giống như những cuộc dạo chơi trong các vở cải lương video như: Kim Vân Kiều, Lưu Kim Đính, Tiết Nhơn Quý, Bão Táp Nguyên Phong… lúc ấy tiền casxê chỉ là một… chầu nước sau buổi diễn do nghệ sĩ Bạch Long tự bỏ tiền túi ra… thầu!

    Mlột đại cảnh của cascadeur Việt nam ở phim trường Bolywood năm 2005

    Đến lúc cố NSND Lý Huỳnh mời tham gia các bộ phim: Thăng Long Đệ Nhất Kiếm, Thanh Gươm Để Lại, Võ Sĩ Bất Đắc Dĩ…. Thì giá “thầu” trọn gói cho một bộ phim gồm các động tác nhào lộn, phi thân, bay đá… và thế vai cho gần 20 diễn viên, cascadeur được lảnh đúng… 400 ngàn, tương đương một chỉ vàng 9999.

    Tùy theo nhận thức của mỗi cascadeur, nếu nghĩ rằng nghề quá nguy hiểm thì số tiền đó hơi… bọt bèo, còn nếu nghĩ đó chỉ là phút “vui chơi” được dịp lên màn ảnh, được dịp trổ tài, được dịp biết đó biết đây thì đó là một điều hạnh phúc của người… ẩn mặt!

    Đến khi phim Tạm Biệt Sông Ba của Hàn Quốc sang Việt Nam hợp tác, thì đây là hội “làm ăn” của những tay…ẩn mình.

    Cựu cascadeur Lữ Đắc Long tromng lần dẫn quân đến làng phim ở Ấn Độ

    Mỗi cascadeur đi đóng phim một ngày được hưởng 13 đô la mỹ, tương đương khoảng nữa chỉ vàng, sau một tháng trời gian nan, có người đã tự sắm được tivi, xe cup Honda, dây chuyền vàng, lắc tay … đây có thể xem là thời kỳ vàng son nhất của cascadeur Việt Nam trong những năm thập niên 90, tuy rằng số tiền này so với 30 triệu đồng tiền lương đóng một bộ phim của… Lý Hùng, Diễm Hương, Việt Trinh vào thời điểm đó thì chẳng đáng là bao!

    Sau đó hàng loạt phim thị trường ra đời, Cascadeur cũng được “ăn theo” mỗi phim được trả 200 – 300 ngàn một ngày công, mỗi pha nguy hiểm như nhảy từ lần 3 xuống: một triệu đồng. Bay xe mô tô qua xe hơi: 3 triệu 500 ngàn, người cháy 3 triệu đồng. Tuy nhiên đó là những bộ phim đúng giá, chú gặp những đoàn phim “nghèo” thì đa số họ năn nĩ là chính, nên cascadeur chỉ xem đóng phim là  chơi cho vui, là hữu nghị bang giao… nên giá cả cũng “phập phòng”, đạo diễn trả bao nhiêu thì…cám ơn bấy nhiêu!

    Thu nhập “ngon” nhất của cascadeur là vào thời kỳ đóng phim Người Mỹ Trầm Lặng, khi đoàn phim trả mức lương “không tưởng”. Mỗi cascadeur tập luyện một ngày được trả 50 đô, đến lúc đóng thật thì tùy theo pha “nguy hiểm”. Nếu đi qua đường bị mìn nổ rồi té được 150 đô, còn chạy xe mìn nổ mà té thì được đến 300 đô…. ( Những pha này không được xem là nguy hiểm, vì đoàn phim Mỹ bảo hộ rất an toàn). Cứ thế sau 7 ngày đóng phim, mỗi cascadeur thu về ít nhất cũng được 1.000 đô, người cao nhất đến 2.000 đô là chuyện thường. Tuy nhiên số tiền này phải đóng tiền quỹ cho CLB, mỗi học viên đóng tới 50%, cộng tác viên đóng 30%, thành viên chính thức đóng 20%, còn thành phần ban chủ nhiệm cũng phải đóng… 10%!

    Đỉnh điểm “vinh quang” trong nghề phải nhắc đến lần dẫn quân qua Bollywood (Ấn Độ) đóng phim vào năm 2005 do anh RaJa (thương gia, người Ấn gốc Việt) và cascadeur Lữ Đắc Long làm trưởng đoàn, mỗi cascadeur dù đóng hay không đóng, ngày nào cũng được trả 100 đô/ ngày, ai đóng pha nào nguy hiểm hơn (người cháy, người bay lên nóc nhà) sẽ được thưởng từ 100 đến 200 đô la. Đây là mức tiền lương tương tương với giá của cascadeur Mỹ, chứ thực tại giá của mỗi cascadeur Hồng Kông, Trung Quốc khi sang Ấn Độ chỉ có khoảng 50 đô, còn cascadeur bản địa người ấn chỉ khoảng 20 – 30 đô một ngày.

    thời gian khi đoàn phim Ấn Độ do Peter Hiền (Người Ấn gốc Việt) qua Việt Nam chỉ quay những cảnh nháp để chuẩn bị cho một bộ phim lớn tại Trung Tâm Đại Học Thể Dục Thể Thao - Thủ Đức, đã trả cho cascadeur mỗi ngày 100 đô, cộng lại 40 người trong vòng một tháng, đoàn phim phải trả cho cascadeur Việt Nam hơn  một tỷ đồng Việt Nam, quả là một con số trong… mơ.

    Tuy nhiên đó chỉ là những con số ít ỏi, lâu lâu mới có một lần, hầu hết còn lại phải đối diện với một thực tế, phim Việt Nam dù có hoành tráng cỡ nào, cũng ít ai đám đầu tư vào các màn hành động thật sự ngoạn mục, có chăng chỉ có các Hãng phim tư nhân mới dám bỏ tiền thuê Cascadeur vào những vai trò “chủ xị” vài ba phân đoạn như: Đẻ Mướn, Võ Lâm Truyền Kỳ, Nụ Hôn Thần Chết, Duyên Trần Thoát Tục… Mức cao nhất cũng chỉ khoảng 500 ngàn một người một ngày, nhưng họ chỉ thuê rất ít cascaduer vì sợ hao tốn kinh phí. Còn mức thấp nhất thuộc vào các phim của chương trình Điện ảnh Chiều Thứ Bảy, họ chỉ chấp nhậntrả cho cascadeur loại giỏi giá… 100 ngàn một ngày, vì theo họ: “ Cứ thuê người dân địa phương đánh nhau vài ba cái leng keng là được rồi, trong bảng giá của hãng phim xưa giờ không có khái niệm thuê… cascadeur.

    Kỷ lục về lương trả cho cascadeur “bèo”nhất thuộc về bộ phim: Không Chỉ Là Chiếc Bóng của đạo diễn Xuân Cường, vì đây là phim nói về Cascadeur nên ông vận động cascadeur tham gia với tư cách là…“từ thiện”. Đóng gần 10 pha nguy hiểm như: Cháy người, đu dây, nhào lộn, xe tông cửa kiếng (thật 100%), mìn nổ rồi té từ trên núi xuống…. với sự tham gia của 70 cascadeur với tổng số tiền: 3 triệu 500 ngàn. Một con số không tưởng được phải không các bạn!

    Cascadeur Bùi Minh Ân với tuyệt chiêu kẹp cổ trong lần ra mắt đoàn phim Ấn Độ ở Mã Lai

    Phạm Lữ