Hội Điện ảnh Việt Nam vừa chính thức công bố chuỗi hoạt động đưa các chuyên gia hàng đầu về điện ảnh thế giới đến Việt Nam với mục tiêu giúp các nhà làm phim trong nước nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng mạng lưới quan hệ và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển và đổi mới sáng tạo trong sản xuất phim.

    Chuỗi hoạt động này là sự kiện Cinework "Đường đến Liên hoan Phim Quốc tế Busan" do Trung tâm Phát triển Điện ảnh, trực thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 24 - 26/6 tại TP. Hồ Chí Minh, với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điện ảnh Hàn Quốc, cùng các đạo diễn Việt Nam gặt hái được nhiều thành công tại các Liên hoan phim quốc tế, như Đạo diễn Kim Han-min, nổi tiếng với bộ phim "The Admiral: Roaring Currents". Ellen Y.D Kim, Giám đốc Thị trường Phim của Liên hoan phim  quốc tế Busan (BIFF) 2024. Ông Jeon Chanil, nhà phê bình điện ảnh và nguyên Giám đốc Viện phim BIFF. Đạo diễn, Biên kịch, Nhà sản xuất đạo diễn Lương Đình Dũng cố vấn tại Liên hoan phim Quốc tế (top 14 LHF Hạng A thế giới), Giám khảo Hạng mục phim truyện tại  một số Liên hoan phim Quốc tế. Đạo diễn phim Ròm Trần Thanh Huy, giải Làn Sóng Mới tại Liên hoan phim quốc tế Busan, giải Phim điện ảnh đầu tay xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia 2020, Phim hay nhất (hạng mục bình chọn đặc biệt) tại Liên hoan phim châu Á Barcelona...

    Với các chủ đề: Khám phá đường đến LHP Quốc tế Busan, tìm chiến lược đưa phim ra thị trường chinh phục màn ảnh quốc tế cùng các buổi thảo luận hứa hẹn nhiều sôi động và hấp dẫn.

    Chương trình Cinework "Đường đến Liên hoan Phim Quốc tế Busan" sẽ trang bị cho các nhà làm phim những kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu để chinh phục Liên hoan Phim Quốc tế Busan.

    Theo Quyền Linh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Điện ảnh, nhấn mạnh: "Liên hoan phim quốc tế là một trong những con đường ngắn nhất để đạt thành công trong lĩnh vực điện ảnh. Một bộ phim đoạt giải hoặc trình chiếu tại một liên hoan phim quốc tế uy tín sẽ thu hút sự chú ý của khán giả và giới chuyên môn toàn cầu. Các 'chợ phim' tại liên hoan phim là nơi thúc đẩy giao dịch và hợp tác giữa các nhà sản xuất, phân phối và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới."

    Tham gia Cinework "Đường đến Liên hoan Phim Quốc tế Busan", các nhà làm phim và những người quan tâm đến phim ảnh sẽ có cơ hội tìm hiểu về cách thức và con đường để tham gia Liên hoan Phim Quốc tế Busan, được trao đổi, học hỏi kỹ năng và bí quyết thành công từ những nhà làm phim hàng đầu đã từng tham gia Liên hoan phim này. Cùng với đó, là cập nhật xu hướng mới của điện ảnh khu vực và thế giới, kết nối và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng các nhà làm phim chuyên nghiệp, nhằm giúp các nhà làm phim mở ra cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai.

    Phát biểu về sự kiện Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đỗ Lệnh Hùng Tú chia sẻ: "Sự kiện lần này là một bước tiến quan trọng của Hội Điện ảnh Việt Nam trong việc xây dựng một nền điện ảnh chuyên nghiệp, sáng tạo và hội nhập quốc tế."

    Thông tin về Liên hoan Phim Quốc tế Busan:

    Được tổ chức lần đầu vào năm 1996 tại thành phố Busan - Hàn Quốc, là một trong những sự kiện điện ảnh quan trọng nhất châu Á. BIFF không chỉ giới thiệu những tác phẩm điện ảnh mới nhất mà còn là nơi tôn vinh và khám phá các tài năng triển vọng, mang đến cho các nhà làm phim cơ hội quý báu để tiếp cận thị trường phim quốc tế.

    Các diễn giả trong chương trình lần này:

    Đạo diễn Kim Han-min là một trong những đạo diễn hàng đầu của điện ảnh Hàn Quốc. Ông nổi tiếng với khả năng kể chuyện hấp dẫn và cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo trong việc kết hợp giữa lịch sử và giải trí, làm cho các bộ phim vừa mang tính giáo dục vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí của khán giả. Phim của ông gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác và chạm đến trái tim người xem bằng những câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa.

    Ông đã tạo dấu ấn với nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó có "The Admiral: Roaring Currents" - bộ phim giữ kỷ lục doanh thu phòng vé lớn nhất Hàn Quốc trong nhiều năm. Bộ phim này không chỉ thành công vang dội tại Hàn Quốc mà còn gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế, nhận được sự khen ngợi từ khán giả và giới phê bình trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp của mình, ông đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá từ các liên hoan phim quốc tế và quốc gia.

    Ellen Y.D Kim: đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Thị trường Phim và từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong BIFF.

    Bà là người đứng đầu làm cầu nối giúp các nhà làm phim Châu Á tiếp cận thị trường phim quốc tế, xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành để mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển, hỗ trợ tài năng mới và dự án độc lập, giúp những nhà làm phim tìm kiếm nguồn tài trợ, và đưa các ý tưởng sáng tạo của họ thành hiện thực. Bà Ellen YD Kim đã tham gia sản xuất các bộ phim như: Cry Woman (2002), Night And Day (2008), Hanaan (2011) và Stitch Sisters (2020), và đã đưa các phim này thành công tại các liên hoan phim quốc tế uy tín.

    Ông Jeon Chanil là nhà phê bình điện ảnh uy tín của Hàn Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông đã đóng góp không nhỏ vào việc định hình và phát triển ngành điện ảnh Hàn Quốc thông qua những phân tích sâu sắc và tinh tế về các tác phẩm điện ảnh.

    Ông Jeon Chanil còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiến lược của ngành điện ảnh thông qua các vị trí lãnh đạo chủ chốt mà ông từng đảm nhiệm tại các kỳ BIFF, ông là người chịu trách nhiệm tìm kiếm, chọn lọc, và quyết định những bộ phim nào sẽ được chiếu tại BIFF.

    Hiện ông là Phó giám đốc Thị trường Phim Châu Á, phát triển quan hệ thị trường phim, Giám đốc Viện Phim BIFF (2014 - 2016), điều hành các hoạt động giáo dục và nghiên cứu và điều phối viên chương trình quản lý triển khai các hoạt động của BIFF.

    Đạo diễn, Biên kịch Lương Đình Dũng tốt nghiệp Thạc Sĩ ngành Nghệ Thuật Điện Ảnh.  Anh là Cố vấntại Liên hoan phim Quốc tế Tallinn Black Nights, Giám khảo hạng mục phim truyện – Liên hoan phim Quốc gia Việt Nam lần thứ XXII, và Giám khảo Hạng mục phim truyện – Liên hoan phim quốc tế Pune lần thứ 19, Ấn Độ), Giám khảo Hạng mục phim truyện – Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 (Haniff). Giám khảo Hạng mục phim truyện – Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (Hiff).

    Một số thành tựu điện ảnh: Phim ngắn Hạnh Phúc Đỏ được chọn chiếu tại Liên hoan phim ngắn quốc tế lớn nhất thế giới tại Pháp năm 2004. Phim ngắn Chuyện Ông Mờ đạt giải Phim xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo lần thứ 29.

    Phim âm nhạc Xẩm đỏ - Bộ phim về Nghệ thuật hát xẩm dân gian của Nghệ nhân Hà Thị Cầu.

    Cha Cõng Con  bộ phim điện ảnh đầu tay giành được các giải thưởng và được mời chiếu chính thức tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Italia, Canada, Estonia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Ugrugay, Iran, Tây Ban Nha, Ả rập – Xê út, Séc, Bỉ, Nhật Bản…

    Một số giải thưởng của bộ phim Cha Cõng Con:

    Giải Phim Châu Á xuất sắc nhất - Giải “Kịch Bản Xuất Sắc nhất” – Liên hoan phim Quốc Gia Việt Nam lần thứ 20 - Giải “Bông Sen Bạc” – Liên hoan phim Quốc Gia Việt Nam lần thứ 20 - Giải “ Phim Châu Á xuất sắc nhất” tại Liên hoan  phim Châu Á lần thứ 7. Giải “Phim nước ngoài hay nhất” - Liên hoan phim Quốc tế Arizona lần thứ 26 - Giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim độc lập Mỹ. Phim được chiếu chính thức tại Liên hoan phim Tallinn Black Nights, Liên hoan phim quốc tế Ấn Độ lần thứ 48 (GOA), Liên hoan phim Bangkok Asian Film Festival. Và phim Cha Cõng Con cũng là đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự Oscars lần thứ 90.

    Bộ phim Hành động điện ảnh“578” đã phát hành tại Việt Nam là Đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự Oscars lần thứ 95. Đề cử giải “Phim quốc tế xuất sắc nhất ” Liên hoan phim Black Nights lần 26 (top 14 Liên phim hạng A của thể giới). Hạng mục “Wild Nights” tại Liên hoan phim quốc tế Mátxcơva lần thứ 45 và được phát hành hơn 50 quốc gia. Bộ phim điện ảnh thứ 3 “Thành Phố Ngủ Gật” (Drowsy City) thể loại tâm lý - tội phạm, được lựa chọn chính thức tại LHP Nouveau Cinéma Film Festival (Canada), Đề cử giải “Phim Châu Á xuất sắc nhất” tại LHF quốc tế Kolkata (Ấn Độ).

    Đạo diễn Trần Thanh Huy  được biết đến qua bộ phim Ròm – tác phẩm điện ảnh độc lập, mang đề tài tâm lý xã hội và tội phạm do anh viết kịch bản kiêm đạo diễn. Phim ra mắt lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2019, vinh dự đoạt giải "Làn sóng mới". Sau đó phim liên tục góp mặt tại một số liên hoan phim như Bangkok ASEANLiên hoan phim quốc tế GiffoniLiên hoan phim quốc tế Fantasia,  Liên hoan phim châu Á New York, Liên hoan phim quốc tế Schlingel và Liên hoan phim châu Á Barcelona. Sau khi góp mặt tại mục "Windows on Asia" của Liên hoan phim Kim Mã, Ròm được nhà đầu tư Đài Loan mua bản quyền phát sóng tại quốc gia này từ ngày 11 tháng 12. Năm 2021, phim góp mặt tại Liên hoan phim châu Á OsakaLiên hoan phim quốc tế KeralaLiên hoan phim Five Flavours. Ngày 9 tháng 7 cùng năm, phim được công chiếu tại các rạp ở Nhật Bản. Trong hai năm 2020 và 2021, phim lần lượt giành về hai giải "Phim điện ảnh đầu tay xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia và "Phim được yêu thích nhất" tại Lễ trao giải Mai Vàng.Trước Ròm, Trần Thanh Huy còn gặt hái được thành công nổi bật với phim ngắn "16:30", được lựa chọn trình chiếu tại "Góc phim ngắn" của Liên hoan phim Cannes danh giá năm 2013.

    Mọi thông tin, hình ảnh về chương trình Cinework "Đường đến Liên hoan Phim Quốc tế Busan", Anh- Chị vui lòng liên hệ: Ms. ĐẶNG LOAN - Email: [email protected] - ĐT:           0365911288

    Phạm Lữ