Chàng trai cao to, có nụ cười hiền và luôn ẩn mình phía sau các chương trình văn nghệ, sẵn sàng theo chân đoàn phim quan sát và luôn nhiệt tình với các chương trình mang ý nghĩa nhân văn, anh là Trần Phúc chủ nhân của thương hiệu Sixcoffee.

    Cafe với tình nhân ái

    Gần đây anh xuất hiện khá nhiều trong các chương trình: Vui trung thu cùng trẻ em Bến Tre, đến thăm làng trẻ ung bứu ở Thủ Đức, Nghĩa tình nghệ sĩ với các nhiếp ảnh gia... rồi đến các điểm phát cơm 0 đồng, điểm phát bún gạo, phát mì hoành thánh... ở các bệnh viện và cả các đoàn phim người ta đều thấy có mặt thương hiệu Sixcoffee xuất hiện đều đặn trên các nẽo đường với phương châm: Ủng hộ những người khó khăn tạo một nét đẹp nhân văn rất đời thường. Theo Trần Phúc, để có thể lan toả nhanh và rộng như thế là một phần nhờ vao anh Tùng Linh giới thiệu đến với các anh chị em nghệ sĩ và bà con xa gần...

    Tìm hiểu mới biết được chủ nhân của sự chia sẻ nói trên ngoài Trần Phúc còn thêm một nhân vật đặc biệt là một phụ nữ tươi tắn, luôn thân tình chào đón mọi người với tên gọi Mã Vân. Cô Vân được xem là người sát cánh cùng với Trần Phúc tạm nên thương hiệu Sixcoffee trong suốt thời gain gần 5 năm qua.

    Sixcoffee góp mặt trong buổi nấu ăn Buffete 0 đồng cho bà con nghèo Quận 8

    Mã Vân và diễn viên Vân Thanh 

    Trần Phúc được xem là anh thợ tóc có bàn tay vàng hàng đầu khu vực Sài Gòn, đồng thời cũng là một chuyên gia mỹ phẩm có "số má" trong làng mỹ phẩm, vậy mà có một thời gian anh bổng nhiên mất tích khiến nhiều bạn bè thắc mắc, đến khi trở lại với tư cách là ông chủ thương hiệu Sixcoffee cùng người bạn đồng chí hướng Mã Vân (Tổng giám đốc) đã khiến nhiều người ngạc nhiên và thán phục với sự thay đổi gần như 180 độ.

    Hỏi vì sao có sự thay đổi lạ kỳ này? Trần Phúc cười tuơi tắn: " Do đặc thù nghề tóc và mỹ phẩm tôi phải luôn tiếp khách một ngày 3 -7 chầu cafe là chuyện rất thường tình. Nhưng bổng một ngày với hàng loạt thông tin nhiểu loạn về cafe xấu, cafe dỏm, cafe có hại cho sức khoẻ cứ ám ảnh mình hoài, buộc tôi phải suy nghĩ: "Độc hại như thế mà ngày nào cũng phải đưa vào cơ thể liệu rồi mình sẽ ra sao?

    Thế là ý nghĩ phải đi tìm cafe sạch giữa một thị trường "hổn độn" quả là bài toán không hề đơn giản.

    Hành trình tìm cafe... sạch

    Trần Phúc lên đường tìm hiểu, từ Định Quán, Lâm Đồng sang Playku đến Gia Lai rồi Buôn Ma Thuộc... cứ nơi nào có trồng cafe là anh như xông vào tìm hiểu với sự say mê lạ kỳ.

    May thay, lúc đó có người bạn ở Gia Lai, thấy Phúc quá đam mê cafe, anh ta gợi ý: " Tôi có 40 mẫu cafe mà giờ phải đi Mỹ, vậy Phúc lên cai quản dùm tôi vài năm xem sao? Thế là như cờ đến tay, Trần Phúc bỏ hết mọi "hào quang" ở chốn Sài Thành, khăn gói lên vùng đất khô cằn để ăn ngủ cùng... cafe.

    Đến nơi là một quả đồi to lớn với vùng cafe mênh mông và thực tế không "vàng son" như anh nghĩ. Ở vùng đất này so với cuộc sống Sài Thành cái gì cũng thiếu, nhưng càng khó khăn như càng kích thích sự khám phá ở chàng trai đam mê cafe này.

    Nhận thấy đa số các cây cafe đã lâu năm nếu cứ chăm sóc theo phương pháp cũ như trước đây thì năng suất và chất lượng ắt không đạt chuẩn cao như mình mong muốn.

    Trần Phúc lao vào tìm hiểu thị trường cafe trong và ngoài nước và anh phát hiện rằng chất đạm rất quan trọng trọng việc giúp cây cafe phát triển tốt nhất. Từ đồi núi, anh xuôi tìm về vùng biển, tìm các nhà máy sản xuất cá để biến cá thành đạm rồi đem về Gia Lai. Bao khó nhọc kỳ cônhg anh lần lượt vượt qua cho mô hình thể nghiệm 2 hetta cafe của mình.

    Ngay năm đầu ước vọng gần như tan mộng, bởi trái cafe ra vẫn nhỏ và ít năng suất, thế là phải lần mò khám phá cho đến khi có một công thức chăm sóc thành công.

    Ngày đầu tiên, những nụ hoa cafe nở trắng cả một vùng đất bạt ngàn, từng hạt cafe to lớn, đều đặn thu về hàng tấn và trải qua nhiều sàng lọc theo một quy trình khép kính. Từ việc chọn size hạt cho đều, khử độc, khử mùi tạp, độ rang vừa chín và đặc biệt là không tẩm hoá chất như bao người.

    Quả ngọt đầu mùa

    Lần lượt từng hạt và từng tách cafe ra đời, hương vị đầu tiên Trần Phúc nhâm nhi để tận hưởng mùi cafe... hạnh phúc mà nước mắt anh chảy dài vì sung sướng.

    Thành phẩm đã xong không có nghĩa là thành công. Phải có thương hiệu, phải có uy tính, chất lượng tạo hiệu quả cho người tiêu dụng và sự kết nối để lan toả là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để thị trường có được thương hiệu Sixcoffee như ngày nay..

    Trần Phúc tâm sự: "Ai nghe kể thấy cũng tưởng nhẹ nhàng, nhưng có ở thực thế để nếm được vị đắng của cafe mà tôi phải trải qua biết bao gian khổ.

    Từ hạt cafe trên vùng đồi núi, đem về thị trường khắp nơi từ các tỉnh thành để phát triển được 4 - 5 đại lý như ngày nay phải mất hơn 6 năm trời nằm gai nếm mật.

    Cứ mỗi lần thấy ai đó cầm ly Sixcoffee thưởng thức là tim tôi như reo lên vì sung sướng. Thị trường cafe ngày nay phải nói là rất đa dạng là phức tạp, không phải ai cũng nhận ra được thế nào là cafe sạch, và làm thế nào để tốt cho sức khoẻ của người "nghiện" cafe là cả một quá trình chăm sóc tận tâm.

    Uý tín và chất lượng đang dần lan toả

    Hiện nay, với uy tín và chất lượng thương hiệu từ Sixcoffee đã lan toả ra gần hết ở thị trường miền Tây, và sixcoffe đã dần dần tiến sâu để có mặt ở các căn tin của các bệnh viện: Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp... Bốn đại lý chính thức đã có mặt ở Quận 7, Bình Châu 0 Bà Rịa - Vũng Tàu, Vòng xoay Sala Long An và tổng hành dinh ở Tân Phú.                        Trần Phúc nói trong phấn khởi: "Tôi cảm thấy rất tự hào và tâm đắc khi nhìn lại cả một chặng đường đã qua.

    Với phương châm chậm mà chắc, Sixcoffee chúng tôi sẽ cố gắng từng bước, từng ngày hoàn thiện hơn để đem đến cho cộng đồng người tiêu dùng hương vị cafe một cách tốt nhất, sạch nhất. Nó như một mệnh lệnh và phương châm để Sixcoffee mỗi ngày tiến xa và lan toả ra thị trường không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Tôi tin, với tinh thần trách nhiệm và sáng tạo, tận tâm phục vụ một cách văn minh nhất, chúng tôi sẽ nhanh chóng đem lại sự tâm đắc và hạnh phúc nhất cho người tiêu dùng và thương hiệu Sixcoffee sẽ có chổ đứng vững chắc trong lòng dân sành điệu coffee.  

    Phạm Lữ