Cái nắng 12 giờ trưa không làm tôi nản lòng khi Y sinh Tuệ Lâm dẫn tôi đến một căn nhà ọp ẹp trên Thủ Đức đối diện bệnh viện ung bứu 2 cách sài gòn 30 cây số. Với diện tích tầm 50 mét vuông ít ai ngờ ngôi nhà này có lúc chứa gần 30 người mang căn bệnh... ung thu, hầu hết đều tự đùm bọc lo lắng cho nhau. Tiếp chúng tôi là chị Diễm gốc người Tiền Giang, chị "dính" ung thư từ năm 2018, hơn ai hết chị là người thấu hiểu từng nỗi đau trong cơ thể của người mang căn bệnh thế kỷ này. Và câu chuyện chị kể về những bệnh nhân trong căn nhà trọ tình thương với phương châm: Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát... đã khiến chúng tôi nhiều lần kinh ngạc nhất là câu nói nghe như đơn giản: "Hầu hết chị em chúng tôi ở đây đều bị... đoạn nhủ (tức là cắt một phần bên ngực). Chị Duyên trò chuyện: "Cái tích về căn nhà này là nhờ chị Phượng một bệnh nhân ung thư (vừa mất cách đây một năm), không chồng, không con, không người thân thích. Khi vào phòng mỗ, chị ấy chỉ có một mình, chị Duyên là người duy nhất chăm sóc chị trong những lúc thập tử nhất sinh. Cũng từ ca mỗ này, hai chị em trở nên thân thích hơn, luôn đùm bọc nhau trong những lúc khó khăn nhất". Khi bệnh viện ung bứu mở cơ sỏ 2 ở Thủ Đức này, hai chị em cùng hàng trăm bệnh nhân cùng cảnh ngộ phải di chuyển theo. Nếu ở cơ sở một chị Duyên từng ở bên thềm cầu thang, ở cạnh những bờ tường nham nhỡ, cạnh ống cống hôi thối là điều... bình thường, thì ở bệnh viện mới này, lệnh không cho bệnh nhân không được ở lại, nên nhiều người rơi vào cảnh "cảnh màn trời chiếu đất" cứ như bám lấy phận nghèo khổ của người mang căn. bệnh K. Chị Phượng là người xuất tiền thuê nhà trọ để chị em có nơi tá túc về đêm, vì ban ngày chuyện xếp hàng lấy thẻ khám bệnh đối với người bệnh ung thư là một nỗi cực hình. Ngày qua ngày, dù sống trong nỗi đau thân xác, nỗi khổ trong bệnh tật, nhưng dường như chị em luôn biết yêu thương nhau. Chị Duyên bật mí thêm: " Làm như trời thương, suốt mùa dịch hơn một năm trời, nhà trọ tụi em không ai bị nhiễm covid cả, nếu lần đó mà bị nhiễm, chắc tụi em chết chắc luôn, vì "con quỷ" covid này nó thèm người ung thư lắm!...". Giờ đây, trong căn nhà nhỏ xíu này, Chị Duyên tiếp quản di nguyện của chị Phượng (người bỏ tiền thuê nhà trọ năm xưa) cố gắng gìn giữ "truyền thống" đùm bọc yêu thương các bệnh nhân K, ai cần nơi ở cứ vào ở, không tiền cũng không sao. Ai góp tiền ủng hộ thuê nhà, chị cũng sẵn lòng đón nhận để duy trì sự sống cho từng người. Chị Duyên nói " Chắc tôi cũng nhờ trời thương nên giờ bệnh tình thuyên giảm khoẻ nhiều ra, không phải khám định kỳ ngắn hạn như thời gian đầu. Tôi khoẻ thì lo cơm nước cho các chị em đến sau. Những bệnh nhân ung thư thời kỳ đầu ai cũng căng thẳng lo lắng nên dễ bị suy sụp lắm. Tôi cứ lấy "tấm gương khổ" của mình để chị em cố gắng duy trì mà sống. Anh biết đó, ai lần đầu nghe tin mình bị dính ung thư, là cứ như trời sụp, kinh khủng lắm... nên rất cần sự an ủi động viên. Ở trong ngôi nhà này hầu hết đều bị... ung thư. Lúc vào thuốc thì tóc rụng, chân mày rụng, mặt mày nhợt nhạt nhìn hỏng giống ai, dễ tủi thân lắm! Đã vậy có lúc gặp người kỳ thị mình, họ né, họ lánh làm mình bị tổn thương trầm trọng lắm, vì đâu ai muốn mình bị ung thư đâu. Có mấy chị trong nhà này, khi chồng nghe tin vợ mình bị ung thư là xem như họ bỏ đi luôn... mấy cảnh đó tụi em chứng kiến hoài, đau lòng lắm mà hỏng biết làm sao. Thôi thì cứ tự an ủi mình: Ở hiền sẽ gặp lành, rất mong trong những ngày tháng tới chị em sẽ bớt bệnh, bớt khổ... xem như sống ngày nào vui ngày đó vậy. Hỏi chị Duyên: Ngày tháng đau khô cứ bám lấy đời người bệnh ung thư, vậy trong những đau khổ ấy,, có tí nào về niềm vui cho chị em mình? Chị Duyên như loé lên chút niềm vui, chỉ ngay qua người đàn ông bên cạnh tôi. Đó, cái ông Nấm ngồi kế anh kìa, ảnh như vị cứu tinh của chúng tôi vậy. Lúc thì cho nấm, lúc cho tiền... nhưng quan trong hơn hết là sự quan tâm từng toa bệnh của các chị em mà anh ấy đưa ra nhiều lời khuyên quý giá lắm. Anh biết không? Thời gian đầu, muốn gặp ông Nấm khó lắm, vì ảnh không thể nào nắm hết số bệnh nhân cần giúp đỡ, mà người bệnh rất đông, phải mất cả một thời gian dài, theo dõi "ông Nấm"  tụi em mới được diện kiến. Nhớ ngày đầu cầm những bịt nấm linh chi của ảnh tặng mà tụi tôi mừng muốn rơi nước mắt. Nói thiệt, nhờ nấm linh chi của anh ấy, mà chị Phượng của tụi tôi lúc mất không hề đau đớn, ra đi một cách nhẹ nhàng thanh thản, đây được xem là một đặc ân của những người bị ung thư như chúng tôi, vì hầu hết căn bệnh này nó hành hạ kinh khủng người bệnh trước lúc ra đi dữ lắm. Nhờ anh Tuệ Lâm, chúng tôi có nấm linh chi uống điều độ, rồi nấm hương tẩm bổ, những thứ này nói thiệt tụi tôi mơ cũng hỏng dám dùng, vì nghe nói mắc lắm. Có nấm chúng tôi như có thêm niềm tin trong cuộc sống, cố gắng từng ngày, từng ngày để vượt qua trong kiếp người đau khổ này. Xin trân trọng mời quý vị lắng nghe câu chuyện của chị Diễm, người mang căn bệnh... Ung thu tâm sự cùng chương trình đời mà do Hogiatrang Media sản xuất. https://www.youtube.com/watch?v=-_3oUjvpyNc Phạm Lữ